Mai bị vàng lá: Triệu chứng và cách phòng, trị bệnh
Sau Tết, câu hỏi được đặt ra nhiều nhất cho cây mai là: “Cách chăm mai sau Tết”, “Nguyên nhân mai bị vàng lá”, và “Cách trị cây mai bị vàng lá”. Việc mai vàng bị vàng lá là một triệu chứng rất phổ biến và khó trị hết nhanh. Để trị cây mai vàng lá, cần xác định đúng nguyên nhân để có phương pháp xử lý kịp thời. Sau đây là hướng dẫn cách nhận diện và phòng trị bệnh cây mai vàng Việt Nam bị vàng lá.
Nguồn Gốc
Cây Hoa Mai, có tên khoa học là Ochna integerrima, thuộc họ Ochnaceae. Đây là loài cây thường xuất hiện trong dịp Tết Nguyên Đán ở Việt Nam, đặc biệt là ở các vùng có khí hậu nóng ẩm từ Nha Trang trở vào. Cây Hoa Mai không thích hợp phát triển trong khí hậu lạnh hay mưa kéo dài, do đó, nó trở thành biểu tượng của ngày Tết tại khu vực phía Nam. Cây có thể sống và phát triển lên đến cả trăm năm, và khi mùa đông đến, cây sẽ rụng lá để chuẩn bị cho việc ra hoa vào mùa xuân.
Đặc Điểm Hình Thái
Cây Hoa Mai có thân gỗ lớn, mềm mại và vỏ xù xì. Rễ cây có thể đâm sâu từ 2–3 m xuống đất, phân bố linh hoạt tùy thuộc vào tính chất của đất và điều kiện chăm sóc. Cây có thể cao từ 20–30 m nếu được phát triển tự do. Lá cây là lá đơn, nhỏ, mọc so le và có màu xanh biếc. Hoa của cây mọc thành chùm từ nách lá, mỗi chùm có từ 1–10 nụ, và hoa thường nở trong khoảng 7 ngày rồi tàn sau 3 ngày. Sau khi hoa tàn, cây sẽ kết quả.
====>> Xem thêm: Tìm hiểu thêm về các loại mai vàng
Mai bị vàng lá do thiếu hụt dinh dưỡng
Triệu chứng:
Cây thường bị vàng và rụng lá già sớm (phía dưới) hoặc vàng toàn bộ lá. Các lá non sắp trưởng thành có màu xanh nhạt, trên cây không có hiện tượng của sâu bệnh phá hại.
Biện pháp:
Sử dụng các loại phân hữu cơ cao cấp.
Sử dụng phân bón lá với nồng độ thấp để cây phục hồi dần, có thể sử dụng dịch trùn quế hoặc đạm cá Fish Emulsion.
Bổ sung dinh dưỡng qua gốc bằng N3M kết hợp với phân trùn quế SFARM PB01.
Bổ sung vi lượng cho mai vàng bằng phân trùn quế giúp hệ rễ khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, hạn chế sâu bệnh.
Mai bị vàng lá do thiếu nước
Triệu chứng:
Cây thường bị héo, lá già bên dưới bị rụng trước. Thiếu nước nặng thì toàn bộ lá bị héo vàng và rụng.
Biện pháp:
Tưới đầy đủ nước, đặc biệt vào mùa khô.
Bổ sung dinh dưỡng bằng phân trùn quế để giữ độ ẩm cân bằng.
Mai bị vàng lá do dư nước
Triệu chứng:
Bộ rễ bị úng làm bộ lá cũng bị vàng, nếu kéo dài sẽ làm chết cây.
Biện pháp:
Nên lên liếp cao và làm nhiều rãnh thoát nước.
Nếu trồng trong chậu thì nên kê chậu lên cao để thoát nước tốt hơn.
Mai bị vàng lá do ngộ độc
Triệu chứng:
Sau Tết, cây mai thường bị ngộ độc do dư lượng thuốc hóa học.
Biện pháp:
Tưới ngập nước cả chậu để xả bớt lượng phân hóa học dư thừa.
Xới tơi đất và bón phân trùn quế PB01 để cây ổn định và phát triển hệ rễ tự nhiên.
Mai bị vàng lá do côn trùng
Triệu chứng:
Do bọ trĩ hay nhện đỏ hút nhựa cây ở phía dưới của bản lá, làm toàn bộ lá cây bị vàng.
Biện pháp:
Thường xuyên kiểm tra vườn mai vàng bến tre 2022 giữ vườn mai thông thoáng.
Sử dụng thuốc trừ sâu như Regent 800WP để trị bọ trĩ và nhện đỏ.
Mai bị vàng lá do đất nhiễm phèn
Triệu chứng:
Cây mai vàng đều, lá nhỏ dần và chậm phát triển do không hút được dinh dưỡng.
Biện pháp:
Khử phèn bằng cách bón vôi trước 15-20 ngày.
Cải tạo đất bằng phân trùn quế để phát triển tốt hệ rễ.
Mai bị vàng lá do bệnh
Triệu chứng:
Như bị cháy lá, thán thư lá, đốm lá hoặc bị nấm trên cành cũng làm vàng lá. Bệnh thường xuất hiện ở lá già rồi lan dần đến lá non.
Biện pháp:
Kiểm tra vườn thường xuyên, thu gom và tiêu hủy cành bị bệnh.
Bón phân đầy đủ, cân đối NPK, ngắt bỏ lá già, lá bệnh.
Định kỳ phun thuốc gốc đồng và phân bón lá, phân trùn quế cho cây mai. Sử dụng các loại thuốc như Anvil, Ridomil Gold để trừ nấm.
Hãy trở thành “bác sĩ cây trồng” để chẩn đoán bệnh và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp cho cây mai của mình. Chúc các bạn thành công, có cây mai tươi đẹp và khỏe khoắn!
Liên Hệ ngay cho chúng tôi theo thông tin dưới đây:
Điện thoại/Zalo: 0905 888 999 – 0799 888 999 – 0888777777
Email: Vuonmaihoanglong@gmail.com
Facebook: Vườn mai Hoàng Long
Địa chỉ: Tân Thiềng, Chợ Lách, Bến Tre.